Những bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là những động tác đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. sau đây Phòng Khám Trung Tâm Vật Lý Trị Liệu Nguyễn Đức Điệp chia sẻ những bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại nhà được hướng dẫn chi tiết kèm hình ảnh mà ai cũng có thể thực hiện được dưới đây nhé!
Lý do người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên tập vật lý trị liệu?
Cũng giống như tất cả những căn bệnh khác, việc tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng được xem là phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả giúp phục hồi chức năng bị mất do bệnh tình hoặc quá trình thoái hóa gây nên.Với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, những bài tập vật lý trị liệu sẽ tác động nhiều trực tiếp tới vùng cổ cùng các hoạt động bổ trợ đỡ vùng cổ khác khi tập.
Việc tập khiến các đốt sống cổ nói chung và toàn bộ hệ thống xương sống của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh, dẻo dai giúp điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả.
Trong hệ thống những bài tập vật lý trị liệu tại nhà tốt cho người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dưới đây, Phòng Khám Nguyễn Đức Điệp sẽ hướng dẫn các bạn 7 động tác gồm:
- Động tác 1: Các động tác đơn giản khởi động khớp cổ
- Động tác 2: Động tác dùng tay xoay khớp cổ theo hình tròn
- Động tác 3: Động tác vặn khớp cổ ra phía sau
- Động tác 4: Động tác quỳ gối chống tay (tư thế con mèo)
- Động tác 5: Động tác ngả nghiêng thân trên
- Động tác 6: Động tác gập đầu
- Động tác 7: Động tác tay chân trái chiều
Bài tập vật lý trị liệu tại nhà tốt cho người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Động tác 1: khởi động khớp cổ
Nguyên tắc của việc tập thể dục đầu tiên là phải khởi động và làm nóng vùng tập để cơ và các khớp nóng, dẻo dai phòng tránh chấn thương xảy ra do tập quá sức hoặc việc tập không tới, không đưa lại hiệu quả.Đối với cổ, các động tác đơn giản giúp khởi động khớp cổ: Hai chân đứng rộng bằng vai, tay buông lỏng và thẳng rồi từ từ gập cổ lần lượt theo 04 hướng: trái, phải, trước sau. Tiếp tục lặp lại khoảng 10 lượt (lưu ý khi tập nhớ nhắm mắt để không bị hoa hoặc hoặc các triệu chứng khác tương tự).
- Động tác 2: dùng tay xoay khớp cổ theo hình tròn
Sau khi khởi động khớp cổ, bạn có thể yêu cầu cổ vận động khó hơn một chút với động tác dùng tay xoay tròn khớp cổ.Động tác này được thực hiện bằng cách dùng hai tay đưa lên vùng cổ và đan chéo vào nhau như trong hình, sau đó một phần dùng lực tay, một phần dùng lực cổ xoay cổ nhẹ nhàng theo các vòng tròn từ phải qua trái, được khoảng 5 lần thì làm ngược lại.
- Động tác 3: vặn khớp cổ ra phía sau
Động tác này phần lớn tập trung lực vào khớp cổ nên bạn không cần phải đứng hoặc cả phần tay, bạn cần ngồi khoanh tròn hai chân, lưng thẳng.Sau đó tay trái đặt lên khủy chân phải rồi xoay cổ và hông về phía bên phải hết cỡ (luôn nhớ lưng và cổ phải thẳng, cố gắng hướng mắt về sau). Quay về tư thế ban đầu lặp lại lần nữa rồi đổi bên, thực hiện khoảng mỗi bên tầm 10 lần.
- Động tác 4: quỳ gối chống tay (tư thế con mèo)
Động tác này hầu hết mọi vận động tập trung vào phần cổ và đỡ bằng lực khủy tay, bạn quỳ hai đầu gối xuống thảm và đỡ bằng hai lòng bàn tay.Sau đó gập cổ về phía dưới ngược hết cỡ, giữ khoảng 3 giây thì gập ngược lại phía sau (ngửa mặt lên trời). Quay về tư thế ban đầu lặp lại lần nữa rồi đổi bên, thực hiện khoảng mỗi bên tầm 10 lần.
- Động tác 5: ngả nghiêng thân trên
Động tác này có tác dụng giãn các cơ bên phần đốt sống cổ và các dây thần kinh cổ, ngoài ra còn tốt cho phần bả vai, toàn bộ cánh tay và phần hông.Để thực hiện động tác này bạn ngồi vòng tròn chân, sau đó nghiêng người qua phải và dùng tay phải chống xuống sàn đỡ, nghiêng hết người qua bên phải (gồm cả phần hông và cổ), tay trái hướng vòng cung theo đường cong, cổ hướng lên trên nhìn theo tạy; thực hiện khoảng 5 lần thì đổi bên.
- Động tác 6: động tác gập đầu
Động tác này không chỉ tốt cho khớp cổ mà còn rất tốt cho việc tập luyện các cơ vùng bụng. Bạn chuẩn bị một tấm thảm sạch rồi nằm duỗi thẳng, hai chân khép vào nhau.Sau đó vòng tay đan chéo phía sau như hình, cố gắng nâng phần cổ càng xa sàn càng tốt, hai chân luôn giữ thẳng song song khép vào nhau và chạm sàn.
- Động tác 7: tay chân trái chiều
Động tác này bạn dùng một phần lực cổ để nâng cánh tay và chân nên giúp các khớp cổ, cơ cổ vận động rất tốt.Đầu tiên nằm thẳng trên sàn, nâng chân phải lên (chân trái để nguyên trên sàn); tay trái ôm phần cổ trái. Khi chân phải ép sang trái thì cổ và tay hơi nâng lên ép sang phải. Thực hiện lại nhiều lần rồi đổi bên tùy theo sức của bạn.
Các động tác này cần được thực hiện đúng cách và thường xuyên thì mới phát huy hiệu quả tối đa trong điều trị thoát vị đĩa đệm khớp cổ. Đừng quên chia sẻ bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp cho người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ để nhiều người biết đến hơn và luôn cập nhật cho mình những thông tin mới nhất Phòng Khám Vật Lý Trị Liệu Nguyễn Đức Điệp bạn nhé!
0 nhận xét: