Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng Gãy Xương Đòn Sau Khi Phẫu Thuật

Gãy xương đòn thường gặp trong chấn thương đặc biệt, chấn thương thể thao, cuộc sống ... ngày nay nó thường được phẫu thuật và cố định chờ lành xương, bạn nện tập Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng Gãy Xương Đòn Sau Khi Phẫu Thuật để mamg lại hiệu quả tốt nhất. 



1/ Định nghĩa gãy xương đoàn: Gãy xương đòn là sự mất toàn vẹn của xương do chấn thương trực tiếp hoặc giáp tiếp gây đau và hạn chế vận động khớp vai.

 2/ Nguyên nhân gãy xương đòn: Gãy xương thường gặp là loại gãy trực tiếp hay gián tiếp do chấn thương

A. Gián tiếp: Ngã đập vai xuống nền cứng

B. Trực tiếp: Trong trường hợp này gặp nhiều trong tai nạn lao động, tai nạn giao thông bệnh nhân ngã đập vai xuống đất, do va đập vào xương

Chấn thương gãy xương đòn có nhiều kiểu chấn thương khác nhau, vì vậy chương trình phục hồi chức năng phù hợp với mức độ gãy và phương pháp điều trị là cần thiết, thông thường chương trình phục hồi chức năng giúp cho các vận động viên phục hồi lại toàn bộ sức mạnh và biên độ vận động.

∗ Sau đây là vài chương trình cơ bản cho các gãy xương không biến chứng.

+ Không nâng tay. Không năng tay bị gãy xương đòn quá 70 độ theo mọi hướng trong vòng 4 tuần sau chấn thương.

+ Không nâng vật nặng: không nâng vật nặng quá 3 kg bên tay bị gãy trong vòng 6 tuần sau gãy xương.


+ Chườm đá. Trong tuần đầu chườm đá cho khớp vai 15 phút x 3 lần trong ngày giúp giảm đau, sưng nề và nhiễm trùng.

+ Sử dụng nẹp. giữ nẹp xương đòn trong vòng 3-4 tuần sau chấn thương giúp lành xương.

+ Giữ vai đúng tư thế: trong khi mang đai cần chú ý giữ cho xương và cơ thẳng nhằm tạo sự cân bằng tránh di lệch thứ phát, chú ý tư thế vai, không nhún vai, không thả lỏng vai hay xoay tròn vai khi mang nẹp.

∗ Phục hồi chức năng gãy xương đòn sau phẫu thuật:

1. Tuần đầu: Tập luyện hàng ngày

-  Lúc lắc cánh tay. Trong bài tập này người tập cong người về trước tay lành lựa trên ghế hay bàn, thả lỏng tự do tay bên đau, nhẹ nhàng xoay cánh tay theo 1 vòng tròn nhỏ, cố gắn xoay theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ.

-  Tập sức mạnh cằm nắm: bóp 1 quả bóng nhỏ như banh tennis với lực nhẹ nhàng nhưng nhiều lần trong ngày.

- Bài tập co cơ đẳng trường: trong bài tập này tập co cơ nhưng không chuyển động cánh tay. Có nhiều bài tập cơ khác nhau như:

-  Tâp co cơ tam đầu: cơ tam đầu nằm sau cánh tay động tác duỗi khuỷu.cách tập: đặt cằng tay đau lên bàn với khuỷu gấp 90 độ, nằm chặt bàn tay đè xuống bàn như đấp xuống bàn, khi đó cánh tay không di chuyển nhưng cơ tam đầu đang co.

-  Tập cơ chóp xoay: chóp xoay thường bị chấn thương khi vai bị chấn thương, bài tập xoay trong xoay ngoài đẳng trường thường được chỉ định nhằm tăng cường sức mạnh chóp xoay.

-  Cách tập là bệnh nhân đứng dọc tường với khuỷu gấp 90 độ, tạo lực từ cẳng tay đè mạnh vào tường mà không di chuyển vai, giữ trong vòng 5 giây, lâp lại và đổi bên với tường bên trong cằng tay.

-  Tập khớp vai đằng trường. tương tự như trên bạn cũng có thể tập dạng vai khép vai đưa trước đưa sau với cánh tay sát thân người.

-  Trong tuần này chuyên gia vật lý trị liệu cho bạn cũng có thể tập cho bạn các mô mềm bị tổn thương như rách kéo giãn..

2. Tuần 2 đến Tuần 4

- Giai đoạn này tiếp tục điều trị mô mềm bị tổn thương,

- Bắt đầu nhẹ nhàng tập các bài tập bò tường hay kéo ròng rọc để cải thiện biên độ vận động khớp vai, khi bò tường thực hiện bài tập đơn giản bằng các đầu ngón tay với biên độ không gây đau vai, tâp từ từ tăng dần từng chút một.

- Bắt đầu các bài tập khớp khuỷu cổ tay gấp duỗi thẳng.

3. Tuần 4 đến Tuần 8

- Nếu xương lành tiến triển tốt bạn có thể thực hiện gia tăng biên độ tập luyện, và tập tăng mạnh sưc cơ.

- Bài tập biên độ vận động khớp vai tiếp tục nhưng giai đoạn này bạn có thể thêm lực đối kháng nhẹ với dây thun hay tạ với mức độ giới hạn đau, khớp vai cần nên tránh nâng vai, xoay hay bài tập vận động vai.

4. Tuần 8 đến Tuần 12

- Trong giai đoạn này tập hết biên độ vận động khớp vai

- Bài tập tăng sức mạnh cơ tiếp tục nhưng không mang vật nặng, tập tâng sức bền cơ với tạ nhẹ nhưng lập lại nhiều.

- Bạn có thể thực hiện các bài tập tích cực sức mạnh cơ nhưng hãy ngưng tập khi thấy đau hay không vững khớp vai.

∗ Lưu ý trong quá trình tập vật lý trị liệu gãy xương đoàn:

- Tập theo sức của người bệnh và mức độ nặng nhẹ, phức tạp hay đơn giản mà kỹ thuật viên phải sử dụng phương phá khác nhau

- Đối với người bệnh cần tuân thủ uống thuốc của Bác sỹ và đặc biệt là không được uống rươu, bia, thuốc lá vì những thứ này gây giãn mạch có thể xuất huyết làm phù nề tại chỗ và khiến cho vết.

ĐỊA CHỈ TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ TP.HCM

Mọi thông tin Tư Vấn – Thăm Khám vui lòng liên hệ:

Chuyên ĐY, KTV VLTL: Nguyễn Đức Điệp

☎ : 0987.473.296 – 0906.574.998

Sức Khoẻ Bệnh Nhân Là Niềm Vui Hạnh Phúc Của Chún
lành.
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: