Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Tập vật lý trị điều trị gãy mâm chày, nứt mâm chày sau giải phẫu

Mâm chày là phần xương đầu trên xương chày khớp với lồi cầu của xương đùi để tạo nên khớp gối. Mâm chày là nơi chịu lực của cơ thể khi đi lại. Mâm chày là phần xương xốp và mặt trên có lớp sụn tạo nên sụn khớp của khớp gối.

Mâm chày có hai chức năng quan trọng là chịu tải trọng cơ thể khi đi và tạo thành khớp gối giúp cử động khớp gối được nhẹ nhàng trong các sinh hoạt bình thường hằng ngày như gập gối khi ngồi, duỗi gối khi đi.


Gãy mâm chày là loại gãy xương phạm khớp, trong đó phần đầu trên xương chày bị tổn thương với phần mặt khớp bị gãy. Vì mâm chày là một thành phần của khớp gối nên khi mâm chày bị thương tổn, chức năng khớp gối sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Ngoài ra mâm chày nằm sát dưới da và phần trước không được bao phủ bởi cơ nên thường bị tổn thương nặng, có thể kèm theo các biến chứng trầm trọng. Bệnh nhân thường trong độ tuổi lao động, trong đó chiếm đa số là bệnh nhân trong độ tuổi 30- 40 vì vậy mục tiều điều trị là lành xương và phục hồi chức năng khớp gối để giúp bệnh nhân trở về với cuộc sống lao động và sinh hoạt bình thường.

I, nguyên nhân: Chủ yếu là chấn thương:

+ ở người trẻ tuổi gãy mâm chày chủ yếu là do tai nạn giao thông.

+ ở người già do lớn tuổi dẫn đến loãng xương khi bị té ngã đơn giản hoặc té trong nhà tắm rễ bị gãy mâm chày.

II, chức năng của xương:

Mâm chày thuộc xương chày đồng thời là thành phần cấu tạo của khớp gối và là xương chịu lực chính của trong lượng cơ thể và tầm vận động của cẳng chân, nên khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc.

Khi bị gãy mâm chày nếu không được xử lý tốt sẽ để lại biến chứng gây tàn tật suốt cuộc đời. nên cần được phát hiện sớm để xử lý kip thời tránh những biến chứng ngoài ý muốn.

Đối với bệnh nhân không mây bị gãy mâm chày thùy theo mức độ tổn thương, tuổi tác, mà có hướng điều trị bằng phãu thuật hay điều trị bảo tồn.

Dù chọn phương pháp điều trị nào thì việc vận động phục hồi chức năng là một điều rất cấp bách và cần thiết cho bệnh nhân.

III, tại sao phải tập vật lý sau khi mổ và biến chứng:

Bệnh nhân sau mổ mâm chày bị gãy được bảo vệ bằng nẹp bẻn lề việc tập vật lý trị liều càng sớm rất có lợi và quan trọng cho phục hồi sau này, thời gian đầu bênh nhân có thể tập thụ động ngay trên giường saqu mổ một ngày và tăng dần việc vận động đối kháng tới mức bệnh nhân chiu được lực, phát triển theo khả năng phục hồi của bệnh nhân.

Bệnh nhân điều trị bảo tồn bằng bó bột có định thì tập ngay sau khi tháo bột.

Tránh trường hợp để lâu sẽ bị giới hạn ổ khớp đẫn đến bị cứng khớp, co rút gân, càng để lâu thì tổn thương càng nặng dẫn đến teo cơ và cứng khớp gối không vận động gập gối được.

Tỉ lệ biến chứng: 

đối với bệnh nhân điều trị bảo tồn biến chứng 10% - 20%.

đối với bệnh nhân điều trị  phẫu thuật 1% - 5%.

Trong thực tế cho thấy cho dù điều trị bảo tồn hay điều trị phẫu thuật  nếu bệnh nhân không được điều trị đúng lúc, đúng thời điểm thì đều để lại biến chứng ….
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: