Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Tập Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Giúp Phục Hồi Chức Năng Hiệu Quả

Ngày nay, việc khám chữa bệnh cơ_xương_khớp & thần kinh, cột sống, tai biến là bệnh lý nghiêm trọng rất nguy hiểm, không thể điều trị khỏi trong một thời gian ngắn, vì thế nên việc tập vật lý trị liệu tại nhà không phải bệnh nhân nào cũng có đủ kinh phí để thuê. Vì vậy, tự tập vật lý trị liệu tại nhà có sự hỗ trợ của người thân giúp bạn tiết kiệm được chi phí đáng kể.


Trong bài viết dưới đây, Trung Tâm Vật Lý Trị Phục Hồi Chức Năng Tại Nhà TPHCM sẽ hướng dẫn các bài tập và cách tập vật lý trị liệu tại nhà giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc phục hồi chức năng sau điều trị, nâng cao sức khỏe cho bản thân tại nhà tốt nhất.

Hướng Dẫn Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Giúp Phục Hồi Chức Năng Hiệu Quả

Hướng dẫn bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

Bài 1: Đầu tiên, bệnh nhân nằm ngửa người bệnh nằm ngửa sát cạnh giường, còn người hỗ trợ ngồi đầu giường, vòng hai tay ôm lấy đầu người bệnh rồi dùng lực kéo để kéo căng cột sống cổ. Khi kéo cần kéo theo đường thẳng đứng theo hướng về phía mình rồi lại kéo ra, nếu mỏi thì làm từ từ, thực hiện liên tiếp 15 lần. Nếu trong quá trình tập, nếu bệnh nhân kêu đau hay khó chịu thì phải dừng lại ngay.

Bài 2: bệnh nhân nằm ngửa, co chân lại, hai bàn chân chạm đất, hai khuỷnh tay chống xuống nệm. Sau đó ưỡn phần ngực và phần cổ ra phía sau rồi giữ nguyên tư thế đến lúc nào thấy không chịu được nữa thì nghỉ. Thực hiện liên tục như vậy khoảng 15 lần.


Bài 3: Người bệnh nằm ngửa duỗi thẳng hai tay hai chân, sau đó gập cổ về phía chân rồi giữ nguyên tư thế đến lúc mỏi thì dừng lại. Số lần tập cũng tương tự như trên, 15 lần.

Bài 4: Bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng hai tay hai chân. Sau đó đặt tay phải lên đầu phía bên phải rồi nghiêng đầu qua bên phải. Lúc này cần giữ cho đầu thẳng, mỏi thì nghỉ, lặp lại 15 lần. Tiếp tục làm động tác tương tự cho tay và đầu bên trái.

Bài 5: tựa vào ghế, đưa tay bất kỳ lên trán rồi gập cổ về phía trước, giữ đầu thẳng

Bài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

☞ Tập vật lý trị liệu tại nhà là một trong những phương pháp phục hồi chức năng an toàn, hiệu quả tốt nếu người bệnh kiên trì áp dụng trong một thời gian nhất định. Biến chứng của bệnh tai biến mạch máu não thường là tê liệt, tay chân do đó những bài tập được thiết kế để làm sao lấy lại các chức năng của tay chân vốn có.
  1. - Nằm đúng tư thế, vị trí
  2. - Lăn sang hai bên
  3. - Ngồi dậy, đứng lên
  4. - Cài các ngón tay ở hai bên vào nhau
  5. - Cài các ngón chân ở hai bên vào nhau
☞ Ngồi cạnh bàn, hai tay cài vào nhau và duỗi thẳng, nghiêng người sang phía bên bị liệt rồi dùng tay lành lật ngửa tay liệt cho đến khi ngón cái tay liệt xuống mặt đất rồi duỗi các ngón tay bị liệt còn lại.

☞ Người bệnh ngồi cạnh bàn, đan ngón tay hai bên vào nhau rồi đưa lên sát cằm. Sau đó dùng cổ tay lành ép vào tay bị liệt tụa vào má, cằm như khi ngồi chơi hoặc xem tivi


☞ Đứng cạnh bàn, đan ngón tay hai bên vào nhau rồi xoay ngửa lòng bàn tay áp sát xuống mặt bàn, hai cánh tay duỗi thẳng, dồn trọng lượng cơ thể về cổ tay.

☞ Ngồi trên ghế, dùng tay lành duỗi tay liệt và gập cổ tay đặt cạnh hông, lòng bàn tay sát mặt ghế rồi dùng tay lành đỡ lấy tay liệt nghiêng người sang phía bên tay liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt.

☞ Dưới các ngón chân bị liệt hãy đặt một cuộn băng sa đó đứng lên và bước chân lành ra phía trước. Phía trước nên có người để nâng đỡ hoặc có thể vịn vào thành ghế bên cạnh.

Hướng dẫn thêm một số bài tập Phục hồi chức năng tại nhà khác

  • Kéo căng cơ đùi sau

☞ Cho người bệnh ngồi lên nệm rồi hai chân duỗi thẳng. Sau đó lấy khăn lông dài kẹp vào mũi bàn chân, gập người về phía trước rồi lấy hai tay giữ khăn trong khoảng 30 giây rồi thả lỏng và lại lặp lại tương tự như trên đến 15 lần.

  • Tư thế ngồi xổm

☞ Bệnh nhân đứng phía trước ghế trong tư thế hai chân dạng vừa phải ra hai bên, đứng thẳng người, hai tay khoanh trước ngữ. Giữ nguyên tư thế rồi ngồi xuống ghế một cách chậm rãi. Làm tương tự như thế đến 15 lần rồi nghỉ một lúc và tập bài tập khác.

  • Bài tập kéo căng khớp vai

☞ Hai bàn tay đan lại với nhau, các ngón tay chéo nhau. Đưa lòng bày tay lên đầu rồi đưa tay lên trên và giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng và lặp lại như trên sẽ giúp kéo căng cơ ở tay, vai, phần trên của lưng.

  • Kéo căng cánh tay

☞ Người bệnh nâng cánh tay ngang với mặt đất rồi lấy tay còn lại nắm khủy tay kéo qua ngực. Kéo căng dần, giữ trong 10 giây rồi từ từ thả lỏng, và làm với tay còn lại.

  • Kéo căng gối ngực

☞ Người bệnh nằm lên nệm cứng hoặc giường, kéo đầu gối co vào cơ thể, không ngước đầu lên, lấy tay ôm chân lại kéo mạnh dần và giữ từ 20-30 giây rồi thả lỏng lại. Làm tương tự với chân còn lại.

  • Kéo căng cơ đùi trước

☞ Cho bệnh nhân đứng thẳng người kế bên song song với ghế, lấy tay phải vịn ghế. Dồn trọng lực vào chân trái và co chân phải lên dần và gót chân để phía mông, tay còn lại giữ chân co. Đếm giữ 30 giây rồi thả lỏng người. Làm lại với chân còn lại.

  • Kéo căng gân cơ cổ chân và cẳng chân

☞ Người bệnh cố gắng lấy 2 tay vịn thành ghế phía trước, chân trái duỗi thẳng, chân phải co lại, và 2 chân cách nhau 1 khoảng bước chân. Sau đó đưa người xuống từ từ cong chân phải lại trong khi chân trái vẫn duỗi thẳng, bàn chân trái vẫn áp sát xuống mặt đất và lưng vẫn thẳng. Nhún người xuống giữ 10-20 giây rồi thả lỏng lại. Làm tương tự với chân còn lại.

☞ Trên đây là tổng hợp một số bài tập và cách tập vật lý trị liệu tại nhà cho những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp người bệnh có thêm cách phục hồi sức khỏe tại nhà khoa học, hiệu quả.

Hãy nhớ rằng, những bài tập này không có kết quả trong ngày một ngày hai mà bệnh nhân hoặc người thân nên khuyên bệnh nhân tập luyện trong một thời gian dài để đạt điều kì diệu.
Previous Post
Next Post

2 nhận xét:

  1. Trong bài viết dưới đây, Trung Tâm Vật Lý Trị Phục Hồi Chức Năng Tại Nhà TPHCM sẽ hướng dẫn các bài tập và cách tập vật lý trị liệu tại nhà giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc phục hồi chức năng sau điều trị, nâng cao sức khỏe cho bản thân tại nhà tốt nhất.

    Trả lờiXóa