Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Bài Tập Vật Lý Phụ Hồi Chức Năng Gãy Xương Cổ Tay, Bàn Tay Ngay Tại Nhà

Gãy xương cổ tay có thể xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân và lý do tác động khác nhau, gãy xương cổ tay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận động, cầm nắm và chức năng linh hoạt của toàn bàn tay. Vì vậy tập vật lý phục hồi chức năng gãy xương cổ tay, bàn tay với các bài tập đơn gian ngay tại nhà mang lại hiệu quả cao.

Xương cổ tay được xem là một trong những khớp xương quan trọng của chi trên với chức năng điều chỉnh sự linh hoạt của hầu hết bàn tay cho phép bàn tay xoay chuyển theo nhiều hướng khác nhau. Khớp xương cổ tay bao gồm khớp quay hình elip cho phép cổ tay gấp duỗi hoặc vặn; khớp giữa cổ tay là khớp giữa hai hàng xương cổ tay và khớp gian cổ tay là khớp giữa hai xương cổ tay cho phép trượt hoặc vận động trượt khác nhau linh hoạt.


Gãy xương cổ tay được xem là một loại gãy xương trong bao hàm gãy xương cánh tay nói chung, thường cổ tay là một trong những khớp xương dễ gãy nhất cùng với gãy xương cẳng tay trong gãy xương cánh tay. Nguyên nhân của gãy xương cổ tay chủ yếu là do lực tác động mạnh đột ngột vào vùng cổ tay do sinh hoạt, lao động hoặc tai nạn. Ngoài ra sự té với mu bàn tay chấn trực tiếp xuống tạp lực ép gãy xương cổ tay, sự thoái hóa xương khớp cổ tay cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến gãy xương cổ tay.

Các nguyên nhân gãy xương thường gặp

Nguyên nhân gãy xương có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, do tác động của một lực vào xương, lực này có thể bắt đầu từ bên ngoài của cơ thể là trực tiếp hay gián tiếp

Nguyên nhân gãy xương trực tiếp là do bị lực trực tiếp thì đường gãy cắt ngang thẳng qua xương và ổ gãy ở ngay vùng bị ảnh hưởng thường gặp trong các trường hợp như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn do bom đạn, tai nạn sinh hoạt, tai nạn do tập thể dục thể thao, tai nạn học đường.

Nguyên nhân giáp tiếp dẫn đến gãy xương là do hiện tượng chịu áp lực của cơ thể và sức chống đỡ của xương bị gãy nơi chịu tác động chấn thương gây ra, thường gặp trong các trường hợp như: ngã chống tay xuống đất, các ngón tay buộc phải duỗi hết sức, phần đầu dưới của xương quay phải chịu sức ép giữa mặt đất và sức nặng của cơ thể dẫn đến hiện tượng gãy xương.

Nguyên nhân bệnh lý gây gãy xương  thường gặp như bệnh viêm xương mạn tính, loãng xương, lao xương, u xương, xương thủy tinh.

Triệu chứng và dấu hiệu chung của gãy xương

Tùy từng vị trí chấn thương mà người bệnh có thể quan sát và nhận biết được tổn thương này. Một số biểu hiện thường gặp khi bị gãy xương.

-    Sưng nề và sau đó bầm tín ở vùng chấn thương
-    Đau ở chỗ chấn thương hoặc gần vị trí đó. Đau tăng khi vận động.
-    Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động
-    Có phản ứng tại chỗ gãy khi ấn nhẹ lên vùng bị thương
-    Người bệnh có thể cảm nhận hoặc nghe thấy tiếng kêu “răng rắc” của xương gãy.
-    Biến dạng xương tại vị trí bị gãy.
-    Khi khám có thể nghe hoặc nghe thấy tiếng lạo xạo của 2 đầy xương gãy cọ vào nha
-    Kiểm tra các ngón tay: Thông thường khi gãy cổ tay thì các ngón tay rất cứng và lạnh.
-    Sự biến dạng xương cổ tay: Thường rất hay gặp trong gãy xương cổ tay, đối với trường hợp gãy không di lệch sẽ khó phát hiện hơn trường hợp gãy xương quay di lệch ra sau và ra ngoài.

Các phương pháp chuẩn đoán gãy xương cổ tay

Gãy xương cổ tay được chẩn đoáng bằng thăm khám lâm sàng và chẩn đoán qua hình ảnh Xquang, chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) và chụp đinh vị vi tính (CT). Tuy nhiên, tùy theo tính chất gãy xương, người bệnh có thể sử dụng qua các phương pháp sau: Mang nẹp cố định, bó bột, phẫu thuật nắn xương bên ngoài hoặc phẫu thuật kết xương bên trong (đinh nội tủy hoặc nẹp vít) đang được ứng dụng phổ biến.

 PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng

– Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương
– Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ-hội chứng Sudeck).
– Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ.
– Phục hồi chức năng các hoạt động tinh tế bàn tay sau bất động

2. Các phương pháp và kỹ thuật, phục hồi chức năng

* Giai đoạn thụ động.

– Giảm sưng, cải thiện tuần hoàn, chống teo cơ, duy trì tầm vận động và lực cơ khớp vai và các ngón tay.
– Phương pháp phục hồi chức năng:
+ Đặt tư thế đúng: nâng cao tay
+ Cử động tập các ngón tay
+ Co cơ tĩnh các cơ cánh tay và cẳng tay trong bột.
+ Chủ động tập có trợ giúp các cử động của khớp vai.

* Giai đoạn tăng tiến

– Giảm đau, giảm co thắt cơ, gia tăng tầm hoạt động khớp bị
giới hạn, gia tăng sức mạnh cơ, phục hồi chức năng sinh hoạt.
– Phương pháp vật lý trị liệu:
+ Nhiệt: chườm ấm vùng cơ co thắt bằng hồng ngoại, Paraphin…
– Phương pháp phục hồi chức năng:
+ Xoa bóp vùng bàn tay, cẳng tay
+ Áp dụng kỹ thuật giữ- nghỉ hoặc kéo dãn thụ động đối với các khớp bị giới hạn (cử động sấp ngửa cẳng tay phải tập nhẹ nhàng)
+ Tập chủ động có trợ giúp, đề kháng tuỳ theo lực cơ của người bệnh
+ Chương trình tập tại nhà: tập cài nút áo từ thấp đến cao, quạt tay,vặn nắm cửa, chải đầu…
+ Hoạt động trị liệu: ném bóng, bắt bóng…

* Gãy hai xương cổ tay có phẫu thuật

–  Giảm đau, giảm sưng, cải thiện tuần hoàn, chóng kết dính các cơ vùng cẳng tay, gia tăng tầm hoạt động khớp khuỷu, khớp cổ tay, duy trì tầm hoạt động khớp vái, ngón tay, PHCN sinh hoạt.

Phương pháp phục hồi chức năng:

+ Tuần 1: Tư thế trị liệu: nâng cao chi khi nằm, băng treo tay ở tư thế chức năng khi đi đứng. Chủ động tập nhanh cử động gập duỗi các ngón tay. Co cơ tĩnh nhẹ nhàng các cơ vùng cẳng tay, cánh tay. Chủ động tập trợ giúp các cử động của khớp vai.

+ Tuần 2: Chủ động tập nhanh cử động các ngón tay như tuần 1. Chủ động tập trợ giúp cử động gập duỗi khuỷu và gập duỗi cổ tay nhẹ nhàng. Tiếp tục tập khớp vai như tuần 1. Với trường hợp phẫu thuật vững chắc có thể thực hiện chủ động tập cử động sấp ngửa nhẹ nhàng, thận trọng.

+ Tuần 3 và 4: Tập như tuần 2. Tập mạnh cơ tuỳ theo lực cơ người bệnh. Chú ý đối với cử động quay sấp ngửa cẳng tay, khi thực hiện chủ động tập đề kháng cần kiểm tra bằng X-quang để xem xương  có liền tốt chưa và lực đề kháng không được đặt lên ổ gãy. Chương trình tại nhà: như trong giai đoạn sau bất động. Hoạt động trị liệu: như trong giai đoạn sau bất động.

 THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

– Tình trạng ổ gãy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng…

– Phản ứng của người bệnh trong quá trình tập luyện: thái độ hợp tác, sự tiến bộ…

– Tình trạng chung toàn thân.

– Theo dõi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.

ĐỊA CHỈ TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ TP.HCM

Mọi thông tin Tư Vấn – Thăm Khám vui lòng liên hệ:

Chuyên ĐY, KTV VLTL: Nguyễn Đức Điệp

☎ : 0987.473.296 – 0906.574.998

Sức Khoẻ Bệnh Nhân Là Niềm Vui Hạnh Phúc Của Chúng Tôi
Previous Post
Next Post

1 nhận xét:

  1. Nguyên nhân bệnh lý gây gãy xương thường gặp như bệnh viêm xương mạn tính, loãng xương, lao xương, u xương, xương thủy tinh.

    Trả lờiXóa